Tôn giáo Trung kỳ Trung Cổ

Giáo hội

Vào năm 1054, giáo hoàng Leo IX và thượng phụ Michael I rút phép thông công lẫn nhau sau một cuộc tranh chấp kéo dài trong Giáo hội. Cuộc ly giáo Đông - Tây này đã chính thức tách rời Giáo hội ra làm hai nửa: Công giáo ở Tây Âu và Chính thống giáo Đông phương ở phía đông.

Thập tự chinh

Bài chi tiết: Thập tự chinh
Bản đồ các công quốc do người Công giáo thành lập sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của giai đoạn này là các cuộc chiến tranh tôn giáo được biết tới như là các cuộc Thập tự chinh, trong đó những đội quân Công giáo đã chiến đấu để giành lại đất thánh Jerusalem khỏi tay người Hồi giáo. Thập tự chinh đã ảnh hưởng đến toàn bộ mọi tầng lớp xã hội trong giai đoạn giữa Trung Cổ, từ các vị vua chúa thân chinh tham chiến cho đến những nông dân thấp kém nhất mà chủ của họ vắng mặt ở phía đông. Nó cũng đã đem lại cho Tây Âu sự tiếp xúc với nền văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Ả Rập, cũng như là tạo điều kiện thúc đẩy những sự buôn bán trao đổi giữa phương Đông và phương Tây. Có nhiều hội hiệp sĩ tôn giáo được ra đời trong thời kỳ này, bao gồm hội Hiệp sĩ Teuton, hội Hiệp sĩ Templar, và hội Hiệp sĩ cứu tế. Đỉnh cao của Thập tự chinh là thế kỷ 12 khi nhiều vương quốc Công giáo của những người đi Thập tự chinh được thành lập ở Trung Đông.

Phong trào Thập tự chinh bắt đầu từ cuối thế kỷ 11. Do áp lực từ người Thổ, Đế chế Byzantine xoay sang cầu viện Giáo hoàng giúp đỡ. Tháng 9 năm 1095, Giáo hoàng Urban II đã có một bài thuyết giảng tại Clermont để kêu gọi tổ chức viễn chinh đoạt lại Đất Thánh. Ông công kích người Hồi giáo, hứa hẹn về sự cứu rỗi cho những người đi viễn chinh, và quan trọng hơn, ca ngợi về sự trù phú ở phương đông.[46] Bị kích động bởi những lời của Giáo hoàng, một đám dân nghèo đông đảo nhưng ô hợp đã ngay lập tức lên đường, kết quả là bị đánh tan. Mãi tới năm 1096 thì một đội quân thực sự ở Tây Âu do các nhà quý tộc lãnh đạo mới chính thức xuất phát. Kết quả của cuộc Thập tự chinh thứ nhất này là đánh chiếm được Jerusalem và lập ra một loạt những công quốc Thập tự quân như Edessa, Antioch, Tripoli. Do sự chia rẽ nội bộ mà sự kháng cự của người Hồi giáo trong giai đoạn này là tương đối ít ỏi.

Vào cuối thế kỷ 12, vị vua vĩ đại của người Hồi giáo là Saladin lên ngôi và quyết tâm đẩy lui quân Thập tự. Ông liên tiếp đánh chiếm nhiều công quốc Công giáo rồi đánh bại quân Thập tự trong trận Hattin (1187), một trận đánh có ý nghĩa quyết định đến cục diện. Sau đó ông tái chiếm Jerusalem vào ngày 2 tháng 10 năm 1187, sau gần một thế kỷ nơi đây nằm trong tay người Công giáo. Khi tin tức thất trận lan về, ba vị vua hùng mạnh nhất của Tây Âu lúc bấy giờ là Richard I của Anh (Richard Sư Tử Tâm), Philip II của Pháp và Frederick Barbarossa của Đế chế La Mã thần thánh đã cùng nhau tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ ba với thanh thế to lớn, nhưng cuối cùng kết thúc trong bế tắc. Vua Richard I phải ký hòa ước với Vua Saladin vào ngày 2 tháng 9 năm 1192.

Các nỗ lực Thập tự chinh sau đó đều không khôi phục được vị thế như trước, ngoại trừ một lần vào năm 1229, Hoàng đế Frederick II đã dùng biện pháp ngoại giao để kiểm soát được Jerusalem trong 10 năm.[47] Trong cuộc Thập tự chinh thứ tư thì thay vì đi tới Trung Đông, quân đội Công giáo đã trở mặt đánh chiếm Constantinople, từ đó làm Đế chế Byzantine suy yếu không sao hồi phục được nữa. Với sự thất thủ của Antioch (1268), Tripoli (1289) và Acre (1291) thì sự thống trị của người Công giáo ở các vùng đất Trung Đông cũng đi đến chỗ kết thúc.[48] Trong thế kỷ 13 và sau đó, ngoài Hồi giáo ra thì khái niệm Thập tự chinh còn được gán cho những cuộc chiến chống lại những người ngoại giáo khác, hoặc chính những người Công giáo.

Thánh Thomas Aquinas

Triết học kinh viện

Bài chi tiết: Triết học kinh viện

Triết học kinh viện là hình thức nổi trội của thần học và triết học Tây Âu trong thời Trung cổ, đặc biệt là trong các thế kỷ 12, 13, và 14. Nó vừa là phương pháp vừa là một hệ thống hướng tới việc hòa trộn thần học Ki-tô giáo với triết học Hy Lạp của Aristotle.

Nền triết học và thần học mới này được bắt nguồn từ Anselm xứ Canterbury (1033–1109) với những sự tái khám phá các công trình nghiên cứu của Aristotle. Một số học giả chịu ảnh hưởng sâu sắc của ông là Albertus Magnus, BonaventureAbélard. Các học giả này tin vào chủ nghĩa kinh nghiệm và ủng hộ các giáo lý của Giáo hội bằng cách viện dẫn các nghiên cứu cổ xưa và một tập hợp các lý luận. Họ cũng chống lại tính thần bí của Công giáo, những niềm tin vào thuyết nhị nguyên và quan điểm về sự xấu xa vốn có của thế giới. Học giả nổi tiếng nhất trong trường phái này là Thomas Aquinas (về sau được gọi là "Tiến sĩ Hội thánh"). Ông dứt hẳn ra khỏi những quan điểm trước đó và hướng về tư tưởng Aristotle. Aquinas phát triển một hệ thống triết học cho rằng đầu óc con người lúc mới sinh là một tabula rasa (tờ giấy trắng) và được ban tặng khả năng suy nghĩ bởi một sức mạnh thần thánh.[49] Ông cũng xem thần học như là một môn khoa học và tìm cách giải thích rằng mọi sự kiện trong tự nhiên đều có liên quan đến Chúa.[50] Một số học giả đáng chú ý khác là Roscelin, Abélard, và Peter Lombard.

Thời hoàng kim của hệ thống tu viện

Cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 là đỉnh cao trong thời hoàng kim của hệ thống tu viện Công giáo (thế kỷ 8 đến 12).

  • Tổ chức Benedictine - các thầy tu áo choàng đen
  • Tổ chức Cistercian - các thầy tu áo choàng trắng
Người dị giáo Cathars bị đuổi khỏi Carcassonne vào năm 1209.

Các hội thầy tu hành khất

Thế kỷ 13 chứng kiến sự xuất hiện của các hội thầy tu hành khất, tiêu biểu có:

  • Franciscans, thành lập năm 1209
  • Carmelites, thành lập năm 1206–1214
  • Dominicans, thành lập năm 1215
  • Augustinians, thành lập năm 1256

Các tư tưởng Kitô giáo không chính thống

Các tư tưởng Kitô giáo không chính thống đã tồn tại ở châu Âu từ trước thế kỷ 11, nhưng chỉ với số lượng nhỏ hoặc có tính chất địa phương; tuy nhiên từ thế kỷ 11 thì nhiều phong trào như vậy đã xuất hiện với số lượng lớn. Nguồn gốc của chuyện này có thể là từ sự phát triển của thành thị và giao thương buôn bán. Những tư tưởng không chính thống xuất hiện đầu tiên ở các thành thị tại phía Nam nước Pháp và Bắc Italy, và diễn ra ở một tầm cỡ mà Giáo hội chưa từng thấy trước đây. Để đối phó lại chuyện này, Giáo hội tiêu diệt một vài khuynh hướng (như Cathars)[51] và chấp nhận cũng như là dung hòa những khuynh hướng còn lại (như Thánh Francis).[52]

Các tuyến đường thương mại chính của liên minh Hansa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung kỳ Trung Cổ http://web.maths.unsw.edu.au/~jim/renaissance.html http://www.arcaini.com/ITALY/ItalyHistory/ItalianC... http://britannica.com/EBchecked/topic/565415/Steph... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/346706/L... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/493710/R... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/557573/S... http://www.catholic-forum.com/saints/stf01010.htm http://books.google.com/books?id=spKxJeHJgTAC&pg=P... http://www.intratext.com/IXT/ENG0832/_P17.HTM http://www.isle-of-man.com/manxnotebook/manxsoc/ms...